Nho giáo hay còn gọi là đạo Nho, đã có từ lâu đời và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó là một hệ tư tưởng triết học, đạo đức, đã được tồn tại và phát triển từ lâu đời và đã trở thành một phần trong văn hoá của Đông Á. Cha đẻ của Nho Giáo là Khổng tử, ông đã sáng lập nó vào khoảng thế kỉ IV (TCN). Nho giáo không những có sức ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc mà nó còn lan rộng ra các quốc gia ở Châu Á như Nhật Bản, Việt Nam và quốc gia không thể không nhắc tới đó là Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc, Nho giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống gia đình, giáo dục, quản lí nhà nước và trở thành nền tảng chính trị, xã hội…
Sự du nhập của Nho giáo vào Hàn Quốc
Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc bắt nguồn từ Trung Quốc qua phương tiện thương mại và giao lưu văn hoá Trung Quốc vào thời kì Tam Quốc. Các thương nhân, học giả, và các nhà sư từ Trung Quốc đã truyền bá các học thuyết của Khổng Tử, giúp làm quen người Hàn Quốc với các nguyên tắc của Nho giáo. Tuy nhiên tới triều đại Joseon (1392-1987) thì Nho giáo lúc đó mới thực sự trở thành nền tảng triết lí và đạo chính thức của Hàn Quốc.
Vào triều đại Joseon đã coi Nho giáo như một bản đồ chỉ đường cho mọi hoạt động, xây dựng đất nước và hệ thống giáo dục… Và vào thời đại này người ta cũng tích cực mở trường học, tổ chức thi cử dựa trên các nguyên tắc của Nho giáo.. Những giá trị đạo đức đáng quý của Nho giáo mang lại hướng tới điều tốt đẹp như là sự trung thành, tôn trọng người người khác, có lòng hiếu thảo với ông bà bố mẹ, tinh thần làm việc chăm chỉ, tôn trọng tri thức….
Ảnh hưởng của Nho giáo đối với các khía cạnh của xã hội Hàn Quốc
Gia đình và hôn nhân:
Nho giáo làm nổi bật lên tầm quan trọng của gia đình và sự liên kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Trong xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ thì Nho giáo đã tạo nên một hệ thống tôn ti trật tự rõ rang. Trong đó có sự tôn trọng đối với người lớn tuổi, đặc biệt là ông bà cha mẹ là một nguyên tắc đạo đức cơ bản. Trong hôn nhân cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo, có sự phân biệt rõ rang giữa nam và nữ bao gồm việc người vợ phải phục tùng người chồng.
Giáo dục và tri thức:
Giáo dục là một trong những giá trị cốt lõi và thiết yếu của Nho giáo. Ở Hàn Quốc, từ thời kỳ Joseon, hệ thống giáo dục đã được xây dựng bởi Nho giáo với mục đích đào tạo các nhân tài có đạo đức và tri thức. Việc thi cử và tuyển chọn quan chức dựa trên kiến thức về Nho giáo đã trở thành một phần quan trọng trong việc quản lý nhà nước. Ngày nay, tầm quan trọng của giáo dục vẫn được coi trọng trong xã hội Hàn Quốc và nhiều giá trị giáo dục của Nho giáo vẫn tồn tại.
Chính trị và quản lý nhà nước:
Nho giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới cơ quan chính trị và cơ cấu quản lí nhà nước Hàn Quốc, đặc biệt là vào triều đại Joseon. Các quan chức và chính quyền địa phương được tuyển chọn dựa trên sự hiểu biết sâu rộng về Nho giáo nhằm mục đích để tạo ra một đất nước có hệ thống chính trị dựa trên đạo đức và công bằng. Nhờ Nho giáo mà đất nước Hàn Quốc đã tạo nên một chuẩn mực trong việc lãnh đạo đất nước với những giá trị như lòng trung thành, trách nhiệm, và liêm chính.
Đạo đức và triết lý sống:
Nho giáo đóng vai trò quan trọng trong việc định hình triết lí sống của người dân Hàn Quốc, nó đề cao những giá trị như trung hiếu, lòng thành, sự tôn trọng, biết ơn,.. nhằm mục đích hướng tới cái thiện. Những nguyên tắc, giá trị này không chỉ được thể hiện trong đời sống gia đình mà còn trong các mối quan hệ xã hội và công việc hàng ngày
Sự chuyển đổi và thách thức đối với Nho giáo trong xã hội hiện đại
Với sự hiện đại hóa và toàn cầu hóa, xã hội Hàn Quốc đã trải qua nhiều thay đổi, dẫn đến sự chuyển biến trong cách nhìn nhận và áp dụng các giá trị Nho giáo. Ảnh hưởng của phương Tây đã dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc gia đình, giáo dục, và chính trị. Sự độc lập của phụ nữ và sự thay đổi trong vai trò của giới đã làm mờ nhạt đi nhiều giá trị truyền thống của Nho giáo.
Mặc dù vậy, nhiều nguyên tắc của Nho giáo vẫn tồn tại và thích nghi với xã hội hiện đại. Tôn trọng người lớn tuổi, giá trị của giáo dục và trách nhiệm cá nhân vẫn là những giá trị được coi trọng trong xã hội Hàn Quốc ngày nay. Tuy nhiên, sự xung đột giữa truyền thống và hiện đại đặt ra nhiều thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của Nho giáo trong tương lai.
Kết luận
Nho giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển xã hội Hàn Quốc, từ cấu trúc gia đình, hệ thống giáo dục đến chính trị và đạo đức xã hội. Mặc dù xã hội Hàn Quốc hiện đại đang đối mặt với nhiều thách thức từ sự toàn cầu hóa và thay đổi văn hóa, những giá trị cơ bản của Nho giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người dân. Việc bảo tồn và thích nghi với những giá trị này sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì bản sắc văn hóa Hàn Quốc trong tương lai.
Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Ecocity, Số 5 Nguyễn Trãi, phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An
Hotline: 0888.770.988 / 0973.673.099
Email: korealink.vn@gmail.com