Cũng giống như người Việt Nam người dân Hàn Quốc cũng đón tết nguyên đán vào ngày 01/01 âm lịch. Tết âm lịch cũng chính là ngày lễ lớn thứ hai sau trung thu của người Hàn.
So với Việt Nam thì người Hàn Quốc được nghỉ ít hơn, người dân chỉ được nghỉ 3 ngày là ngày 30, mùng 1 và mùng 2. Nhưng không vì thế mà tết của người Hàn lại mất đi những nét văn hóa Á đông.
Hàn quốc là một quốc gia giàu truyền thống vì thế ngày tết không chỉ là ngày chào đón năm mới mà còn là ngày gặp gỡ , đoàn tụ người thân, là ngày nhớ về nguồn cội, tổ tiên. Đối với những người xa quê thì đặc biệt lo lắng, thu xếp về việc đi lại và việc đặt tàu xe trong những ngày này thực sự khó khăn.
Trước tết người Hàn nô nức đi chợ,đến các trung tâm thương mại, siêu thị để chuẩn bị quà , thực phẩm, các món ăn cũng như mua lễ cúng tổ tiên.
Các món quà trong ngày tết thì tùy thuộc vào đô tuổi cũng như kinh tế của từng người . các món quà thường được chọn là tiền, nhân sâm, mật ong, thẻ quà tặng tại các trung tâm thương mại. Ngoài ra còn có dầu gội, bánh truyền thống,hoặc trái cây.
Đặc biệt thực phẩm cúng lễ tổ tiên được người Hàn rất chú trọng. Người Hàn thường mất cả ngày để chuẩn bị đồ cúng lễ và các món ăn trong ngày tết. người Hàn tin rằng nếu đồ thờ cúng ngon và trình bày đẹp mắt thì sẽ làm ông bà, tổ tiên hài lòng. Có hơn 20 món ăn và hoa quả được bày trên bàn thờ, tùy vào từng vừng miền thì các món ăn sẽ khác nhau.
Ngày 30 tết mọi người đều tất bật lau dọn vệ sinh và chuẩn bị trang hoàng nhà cửa, cắm hoa. Đêm 30 tất cả mọi người đều tắm bằng nước nóng để gột sạch những điều không may mắn để đón những niềm vui trong năm mới. Đêm 30 nhất định là phải thức đến sáng vì họ tin rằng nếu ai ngủ trong đêm 30 thì lông mày sẽ bị bạc trắng, mặt khác họ thức để thực hiện 2 nghi lễ trong đêm 30.
Nghi lễ thứ nhất là đốt những thanh tre vì họ tin rằng tiếng nổ của tre sẽ xua đuổi được tà ma.
Nghi lễ thứ 2 là họ sẽ treo những chiếc xẻng bằng rơm ở cửa có tên gọi là Bok jori. Chúng được treo trên tường, góc phòng hoặc treo ngoài cửa trong dịp năm mới. Bok jori thường được trang trí với những sợi dây đầy màu sắc, đồng xu và kẹo đặt bên trong. Bok Jori được cho là mang lại may mắn và phúc lộc cho gia đình trong năm mới, đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo với ý nghĩa là hót thóc gạo rơi vãi ở ngoài cửa, việc làm này mong muốn có một năm mới nhận được thật nhiều phúc lộc.
Buổi sáng đầu tiên của năm mới là buổi sáng quan trọng nhất, tất cả mọi người măc hanbok mới để làm lễ cúng tổ tiên. Lễ cúng này do người con trai trưởng chủ trì. Sau khi cúng tế xong mọi người cùng quây quầy và cùng nhau thưởng thúc đồ cúng.
Món ăn truyền thống trong ngày tết không thể thiếu của người hàn là bánh tokk. Người Hàn quan niệm rằng chỉ khi ăn 1 bát bánh tokk thì mới thêm 1 tuổi. Do đó để hỏi tuổi người Hàn thường hỏi cậu đã ăn được bao nhiêu bát bánh tokk rồi .
Sau khi ăn xong người nhỏ sẽ bái lạy người lớn và chúc nhau một năm mới nhiều hạnh phúc, may mắn. một lưu ý nhỏ là nghi lễ bái lạy người sống để thể hiện sự hiếu lễ này hoàn toàn khác với nghi lễ với người mất nên mọi người nhớ chú ý.
Thứ nhất với người sống cúi bái là phải chấp tay lên nhau, đàn ông tay trái lên trên còn phụ nữ tay phải lên trên, còn quỳ bái người mất thì 2 tay không chấp lên nhau.
Thứ 2 quỳ bái người sống chỉ quỳ bài một lần thay vì 2 lần như quỳ bái người mất. Sau nghi lễ đó người lớn tặng tiền mừng tuổi cho trẻ em.
Sau đó mọi người cùng vui vẻ chơi các trò chơi truyền thống và trò chuyện cùng nhau. Trò chơi truyền thống lâu đời của người Hàn là trò chơi yut, đá cầu, chơi bập bênh, chơi ném tên, thả diều. Tuy nhiên gần đây giới trẻ không còn thường xuyên chơi nữa.
Tại Hàn Quốc, bên cạnh ẩm thực hay nghi lễ truyền thống, trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Trong dịp này, trẻ em Hàn Quốc sẽ thỏa sức tham gia vào các trò chơi dân gian tổ chức tại nhiều địa điểm công cộng. Trò chơi ngày
Tết Hàn Quốc rất phong phú, từ những trò phổ biến như kéo co, thả diều, đến những trò độc đáo như yutnori (chơi gậy), tuho (ném mũi tên vào bình)…
Dưới đây là một số trò chơi dân gian của người Hàn Quốc, hầu hết dành cho trẻ em, tuy nhiên, phụ huynh và du khách đều có thể cùng tham gia, hòa cùng vào không khí nô nức của mùa xuân.
Câu chúc tết phổ biến nhất của người Hàn Quốc là “새해 복 많이 받으세요”, có nghĩa “Mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với bạn”.
Cũng giống như Việt Nam và nhiều nước Đông Á khác, trong những ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền đã là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ trong sự hòa thuận, yêu thương và mọi người đều trang phục đẹp, lịch sự, nói với nhau bằng những lời chúc tốt đẹp nhất. Tuỳ theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc sắc riêng trong văn hoá Tết, song nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân, thiện, mỹ - một nét đẹp đậm tính nhân văn Á Đông mà trên đây Hàn Quốc là một minh chứng rõ nét.
Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Ecocity, Số 5 Nguyễn Trãi, phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An
Hotline: 0888.770.988 / 0973.673.099
Email: korealink.vn@gmail.com