0888.770.988
1
Bạn cần hỗ trợ?

Văn hóa - Du lịch Hàn Quốc

Độc đáo nét văn hóa múa mặt nạ ở Hàn Quốc.

09:28 06/08/2020

Văn hóa âm nhạc cùng những điệu múa là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi quốc gia trong đó có Hàn Quốc. Song song với nền âm nhạc phát triển mạnh mẽ của giới trẻ hiện nay thì âm nhạc cổ xưa và những điệu nhảy truyền thống vẫn được người Hàn duy trì trong những lễ hội và dịp đặc biệt.
Sau bao tháng năm, nghệ thuật múa mặt nạ đã trở lại gần gũi với người dân Hàn và được “hồi sinh” mạnh mẽ. Và hiện nay, ở Hàn Quốc, múa mặt nạ được xem là một loại hình nghệ thuật vô cùng độc đáo.

Nguồn gốc ra đời

Nghệ thuật múa mặt nạ được gọi là talchum, trong đó “tal” là đeo mặt nạ và “chum” là nhảy múa. Theo ghi chép . loại hình nghệ thuật này được lưu hành rộng rãi và lên tới đỉnh cao nghệ thuật kịch bình dân tại Hàn Quốc vào thời Joseon. Nhưng sau đó, nghệ thuật múa mặt nạ Hàn Quốc gần như bị gián đoạn, cho tới khoảng 30 năm gần đây mới khôi phục lại và trở thành môn nghệ thuật đại chúng diễn ra hằng ngày.

Ý nghĩa của những chiếc mặt nạ

Mặt nạ gỗ được làm từ gỗ ngân hạnh, một loại gỗ không dễ cháy mà lại khó vỡ. Những chiếc mặt nạ được làm ra đều gắn với một tích chuyện và một nhân vật, đại diện cho các tầng lớp và tính cách con người trong xã hội. Chiếc mặt nạ sẽ phản ánh những câu chuyện cụ thể khi kết hợp cụ thể với từng điệu múa mô tả mối quan hệ giữa con người với con người.

Theo truyền thuyết, thời kỳ Cao Ly ở Hàn Quốc, các vị thần ra lệnh cho thợ thủ công Huh Chongkak, dân làng Hahoe, phải tạo ra 12 chiếc mặt nạ gỗ khác nhau. Họ yêu cầu Chongkak không được gặp mặt ai cho đến khi hoàn tất công việc của mình. Đến khi người thợ này hoàn thành nửa trên của chiếc mặt nạ cuối cùng mang tên Imae - Kẻ Ngốc, một cô gái thầm yêu anh đã lén nhìn trộm. Ngay lập tức, Chongkak bị xuất huyết và chết, để lại chiếc mặt nạ cuối cùng không có hàm dưới.

Ngày nay, 9 trong số 12 chiếc mặt nạ trên có mặt trong danh sách “Kho tàng văn hoá Hàn Quốc”, 3 chiếc còn lại đã bị thất lạc. Có 12 nhân vật trong bộ mặt nạ Hahoe, 3 nhân vật mất tích là Chongkak (cử nhân), Byulchae (người thu thuế) và Toktari (ông già). 9 chiếc mặt nạ vẫn được lưu giữ là: Yangban (quý tộc), Kaksi (người phụ nữ trẻ hay cô dâu), Chung (tu sĩ Phật giáo), Choraengi (người hầu của Yangban), Sonpi (học giả), Imae (người ngu ngốc và đầy tớ vô dụng của Sonpi), Bune (vợ lẽ), Baekjung (kẻ giết người), và Halmi (bà già).

Giả sử như với nhân vật Maltugi - một kẻ đầy tớ thấp hèn, lúc thì lên án kịch liệt sự dối trá, đạo đức giả của tầng lớp quý tộc với những cử chỉ vừa táo bạo vừa hài hước. Lúc thì bằng những lời nói sắc bén, châm biếm việc các nhà sư phá giới, trêu ghẹo phụ nữ cùng nhiều vấn đề nhức nhối khác của xã hội.

Biểu diễn múa mặt nạ

Nghệ thuật múa mặt nạ của Hàn Quốc không cần đến những diễn viên nghiệp dư như trong các loại hình kịch của Trung Quốc hay Nhật Bản. Bên cạnh đó ở đây có nhiều điểm khác biệt, đó là sân khấu và khán giả kết nối với nhau, không bị tách rời như ở loại hình ca vũ kịch của các nước khác. Trong trò chơi này, diễn viên và khán giả được cùng vui chơi một nơi. Do đó ngay đến khách du lịch cũng có thể hòa mình vào những điệu múa mặt nạ độc đáo này.

Các vũ điệu với những chiếc mặt nạ ở Hàn Quốc xoay quanh 4 chủ đề chính. Đầu tiên là nhạo báng sự hoang mang, ngu xuẩn và bất hạnh chung của tầng lớp quý tộc. Thứ hai là tình yêu tay ba giữa người chồng, người vợ và một vợ lẽ. Chủ đề thứ ba là nhà sư đồi bại và hư hỏng, như Choegwari. Cuối cùng là câu chuyện phổ quát hơn, về cái tốt phải chung sống với cái xấu, và cái tốt giành chiến thắng cuối cùng. Và có ít nhất 13 hình thức khác nhau của lối biểu diễn talchum vẫn còn được lưu giữ tại Hàn Quốc ngày nay.

Nghệ thuật múa mặt nạ truyền thống của Hàn Quốc phân bố trải rộng trên khắp các vùng miền của đất nước này. Nó xuất hiện trong nghi thức tôn giáo Shaman ở làng Hahoe thuộc thành phố An Dong, hay lễ hội múa mặt nạ Danoje ở Gangneung, Song Pa Sandae Nori ở Seoul, Yang Ju Byeolsandae Nori, Gyeonggi… Nên du khách có thể dễ dàng thưởng thức môn nghệ thuật tại các khu vực khác nhau của xứ Hàn .Múa mặt nạ ngày nay được đại chúng hóa như là một trò chơi dân gian, không chỉ có sức hút với người dân địa phương mà đến du khách cũng không thể bỏ qua.

Qua môn nghệ thuật này, bạn sẽ đến gần hơn với văn hóa và truyền thống của Hàn Quốc và biết thêm nhiều điều vô cùng thú vị. Hãy nhanh chóng khởi hành và chinh phục quốc thú vị này nhé!

Trung tâm Hàn ngữ KoreaLink

Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Ecocity, Số 5 Nguyễn Trãi, phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An

Hotline: 0888.770.988 / 0973.673.099  

Email: korealink.vn@gmail.com