Sau hơn 2 năm bị trì hoãn vì các rắc rối pháp lý, Jay Y. Lee vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch Samsung Electronics.
Hôm 27/10, HĐQT Samsung Electronics đã thông qua việc bổ nhiệm ông Jay Y. Lee giữ chức Chủ tịch công ty trị giá 250 tỷ USD này. Trước đó, ông được cho là sẽ đảm nhận vai trò này sau khi người cha Lee Kun-hee qua đời năm 2020. Tuy nhiên, việc kế vị của Lee bị trì hoãn bởi các cuộc điều tra về tội hối lộ và hai lần ngồi tù.
Động thái này có thể không tạo ra nhiều khác biệt trong thời gian ngắn, vì thực tế, Lee đã lãnh đạo tập đoàn suốt thời gian qua. Tuy nhiên, chức danh chính thức có thể giúp ông thuận lợi hơn trong việc định hướng Samsung đi sâu vào mảng bán dẫn và công nghệ sinh học.
"Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng. Giờ là lúc để hành động. Hãy mạnh dạn và kiên định với mục tiêu của mình", Lee cho biết.
Ông sẽ phải đưa Samsung vượt qua một trong những giai đoạn hỗn loạn nhất từ khi ông nội Lee Byung-Chull thành lập tập đoàn năm 1938. Các quốc gia lớn, từ Mỹ đến châu Âu, đang thúc giục Samsung tăng đầu tư để đảm bảo nguồn cung chip cho họ. Đặc biệt trong bối cảnh Washington thực hiện chiến dịch nhằm kiềm chế tham vọng sản xuất chip của Trung Quốc.
Hôm 27/10, HĐQT Samsung Electronics đã thông qua việc bổ nhiệm ông Jay Y. Lee giữ chức Chủ tịch công ty trị giá 250 tỷ USD này. Trước đó, ông được cho là sẽ đảm nhận vai trò này sau khi người cha Lee Kun-hee qua đời năm 2020. Tuy nhiên, việc kế vị của Lee bị trì hoãn bởi các cuộc điều tra về tội hối lộ và hai lần ngồi tù.
Động thái này có thể không tạo ra nhiều khác biệt trong thời gian ngắn, vì thực tế, Lee đã lãnh đạo tập đoàn suốt thời gian qua. Tuy nhiên, chức danh chính thức có thể giúp ông thuận lợi hơn trong việc định hướng Samsung đi sâu vào mảng bán dẫn và công nghệ sinh học.
"Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng. Giờ là lúc để hành động. Hãy mạnh dạn và kiên định với mục tiêu của mình", Lee cho biết.
Ông sẽ phải đưa Samsung vượt qua một trong những giai đoạn hỗn loạn nhất từ khi ông nội Lee Byung-Chull thành lập tập đoàn năm 1938. Các quốc gia lớn, từ Mỹ đến châu Âu, đang thúc giục Samsung tăng đầu tư để đảm bảo nguồn cung chip cho họ. Đặc biệt trong bối cảnh Washington thực hiện chiến dịch nhằm kiềm chế tham vọng sản xuất chip của Trung Quốc.
Tân Chủ tịch Samsung Jay Y. Lee. Ảnh: Bloomberg
Từ năm 2017, Lee dính vào các cuộc điều tra liên quan đến hối lộ và tham nhũng. Ông đã phải vào tù 2 lần và được Tổng thống Hàn Quốc ân xá hồi tháng 8.
Với mạng lưới quan hệ lớn trên toàn cầu, Lee đã hỗ trợ quốc gia trong cuộc khủng hoảng đại dịch và thiếu chip. Ông đóng vai trò trung gian giữa các công ty và chính phủ, giúp tăng sản xuất khẩu trang, vaccine, mở rộng đầu tư sản xuất chip.
Thị trường hy vọng sự trở lại của Lee sẽ thúc đẩy tăng trưởng tại Samsung thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập lớn, cũng như đẩy nhanh các quyết định chiến lược về lĩnh vực nên đầu tư trong tương lai.
Lee bắt đầu làm việc tại Samsung năm 1991 và trở thành Phó chủ tịch năm 2012. Ông có vai trò lớn tại Samsung trong các lĩnh vực kinh doanh điện thoại, tivi và linh kiện, trong đó có cả việc tạo dựng quan hệ đối tác với Apple và Google.
Theo dữ liệu của Bloomberg, ông Lee sở hữu 1,63% cổ phần của Samsung Electronics và 18,13% cổ phần của Samsung C&T. Hiện tân Chủ tịch Samsung sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 5,9 tỷ USD.
(theo Bloomberg)
Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Ecocity, Số 5 Nguyễn Trãi, phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An
Hotline: 0888.770.988 / 0973.673.099
Email: korealink.vn@gmail.com