Ngày 15/8 vừa qua, tại quảng trường Gwanghwamun (Seoul) đã diển ra một cuộc biểu tình với quy mô lên đến hàng ngàn người. Cuộc biểu tình này do các đoàn thể bảo thủ, bao gồm nhà thờ Sarang Jeil (사랑제일교회) do mục sư Jeon Kwang Hoon (전광훈) đứng đầu và một liên minh gọi là Liên đoàn tự do (자유연대) đứng ra tổ chức.
Nhà thờ này ban đầu đăng ký biểu tình với điều kiện chỉ có 100 người tham gia , nhưng trên thực tế đã huy động tới hơn 5.000 tín đồ đến quảng trường Gwanghwamun ngày 15/8.
Mục đích của cuộc biểu tình này là phản đối gian lận bầu cử Quốc hội khoá 21. Vào ngày 14/5/2020, Hàn Quốc đã tổ chức bầu cử Quốc hội khóa 21, khi đó Đảng Dân chủ Đồng hành (đảng cầm quyền của tổng thống Moon Jae In) đã giành được thắng lợi áp đảo. Nhưng các tổ chức bảo thủ này cho rằng cuộc bầu cử đã sử dụng máy bỏ phiếu do Huawei sản xuất, bị nghi ngờ có hành vi gian lận như thao túng phi pháp, gian lận thông tin về bỏ phiếu và bỏ phiếu sớm.
Người đứng đầu cuộc biểu tình này là mục sư Jeon Kwang Hoon (전광훈), chủ tịch Hiệp hội cơ đốc giáo Hàn Quốc. Ông Jeon đã vào tù ra tội nhiều lần vì tội lợi dụng chức sắc tôn giáo để kêu gọi giáo dân ủng hộ đường lối chính trị đặc thù, cũng như tổ chức nhiều cuộc biểu tình trái phép, bất chấp lệnh cấm của chính quyền thành phố Seoul. Mục sư này thậm chí còn tổ chức biểu tình và phát biểu: "Chúng ta không sợ chết, Thượng Đế sẽ chữa lành cho chúng ta...", đến khi Hàn Quốc bùng dịch, ông ta lại tổ chức biểu tình để đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống Moon Jae In vì cho rằng chính phủ đã không áp dụng cách ly ngay lập tức trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát virus.
Thế lực của nhà thờ Hàn Quốc rất mạnh nên việc huy động các tín đồ, đầu tư cơ sở vật chất (xe bus chở người biểu tình, tổ chức sân khấu, chương trình) với quy mô lớn là điều dễ hiểu. Nhưng chủ yếu người tham gia biểu tình đều ở độ tuổi trung niên trở lên, họ đa phần đã nghỉ hưu, bị "tẩy não" và dựa dẫm vào tôn giáo đến mức mù quáng. Vì vậy phản ứng của người Hàn Quốc khi nghe tin về nhóm biểu tình này là hoặc không quan tâm, hoặc thở dài ngao ngán, có người bức xúc còn gửi đơn kiến nghị lên Phủ tổng thống yêu cầu chính phủ phải áp dụng các biện pháp xử phạt, kiểm soát cứng rắn hơn nữa. Lý do ông Jeon Kwang Hoon tuy bị bắt nhiều lần nhưng vẫn được thả là do tuy cuộc biểu tình diễn ra theo chiều hướng quá khích nhưng xét về luật thì ông ta vẫn xin phép trước và do thế lực của nhà thờ Hàn Quốc rất mạnh nên sau khi bị xử phạt hành chính thì ông lại được thả ra.
Tại sao Hàn Quốc vẫn cho phép biểu tình trong tình hình dịch bệnh gia tăng? Ngay cả trong thời điểm bùng phát mạnh mẽ nhất vào tháng 2/2020, Hàn Quốc vẫn chưa bao giờ áp dụng các biện pháp cực đoan như cấm nhập cảnh, phong toả chặt chẽ các ổ dịch. Chiếc lược chống dịch của Hàn Quốc là huy động mạng lưới phòng dịch tiên tiến, sâu rộng, đồng thời vẫn đảm bảo các tiêu chí ngoại giao, kinh tế, tự do tôn giáo và chính trị. Vì vậy nên từ đầu năm đến nay, chính quyền chỉ "hạn chế" chứ không cấm hẳn các hoạt động biểu tình. Biểu tình trong mùa dịch phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch như: yêu cầu giãn cách xã hội, khai báo thông tin người tham gia biểu tình... Tuy nhiên, cuộc biểu tình do mục sư Jeon Kwang Hoon (전광훈) lãnh đạo thường không tuân thủ theo các quy tắc này và nhóm người biểu tình thường có các hành vi quá khích như nằm ra đường ăn vạ, tấn công cảnh sát, phá hoại xe bus cảnh sát...
Tổng thống Moon Jae In ngày 16/8 đã chia sẻ trên facebook rằng ông kịch liệt phê phán cuộc biểu tình ngày 15/8 vừa qua và cho rằng đây là hành vi ngông cuồng, không thể tha thứ vì đe doạ đến an toàn và tính mạng của người dân trong hoàn cảnh đất nước đang có nguy cơ bùng phát dịch COVID-19. Thành phố Seoul trong ngày hôm nay cũng đã gửi đơn kiện mục sư Jeon Kwang Hoon vì đã vi phạm các quy định về giãn cách xã hội, bản thân ông ta thuộc đối tượng phải cách ly nhưng vẫn đến tham dự và lãnh đạo cuộc biểu tình trên.
Mục sư Jeon Kwang Hoon, lãnh đạo Nhà thờ SarangJeil người đứng đầu trong cuộc biểu tình hôm 15/8 vừa qua xác nhận dương tính với Covid-19.
Điều lo ngại nhất đã xảy ra. Ngoài Mục sư người tham gia biểu tình hôm thứ Bảy vừa rồi là tín đồ của nhà thờ Sarang Jeil cũng bị nhiễm COVID-19 vào sáng ngày 17/8. Hệ thống Y tế của Seoul và Gyeonggi có thể bị quá tải, thiếu giường bệnh nếu số ca nhiễm mới tiếp tục gia tăng.
Một số ổ dịch và địa điểm có nhiều ca lây nhiễm phát sinh hiện tại:
- 서울 성북구 사랑제일교회 (149 ca).
- 경기 용인 우리제일교회 (126 ca).
- 서울 양천구의 되새김교회 (3 ca).
- 서울 여의도순복음교회.
- 경기 양평의 마을모임.
- 스타벅스 파주야당역점.
- 용인 고등학교. Số ca nhiễm có thể đã tăng hơn.
Ngày hôm qua (17/8), cơ quan y tế Hàn Quốc cũng xác nhận có 1 ca nhiễm là tín đồ của nhà thờ Sarang Jeil đã mắc COVID-19, tín đồ này có lịch trình phức tạp và được xác nhận đã tham gia cuộc biểu tình, có sự tham gia của hơn 5.000 người ngày thứ Bảy vừa qua. Một số địa danh mà tín đồ nhà thờ Sarang Jeil nhiễm COVID-19 đã đi qua: 구월2동 (nơi cư trú), 가양역, 모래내시장역, 광화문역, 남동구청역. Hiện những ai tham gia biểu tình ở khu vực ga Gyeongbuk đều nhận được tin báo của Cơ quan y tế yêu cầu tự giác đến khám COVID-19 tại các điểm Y tế gần nhất.
Chính phủ Hàn Quốc đã nâng "giãn cách xã hội" lên mức II đối với thủ đô Seoul và tỉnh Gyeonggi từ ngày hôm nay, bắt đầu từ 0 giờ ngày 16/8.
Người dân khu vực thủ đô sẽ phải tuân thủ các quy định:
- Hạn chế tới những địa điểm tập trung đông người, có rủi ro lây nhiễm cao
- Ngừng tất cả các sự kiện tập trung 50 người trong không gian kín và 100 người ngoài trời.
- Các trường học chỉ được cho phép một phần ba học sinh tới trường.
- Các cơ sở có nguy cơ lây nhiễm cao như quán rượu, tụ điểm karaoke và phòng chơi game điện tử bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc phòng dịch (giãn cách, ghi tên và thông tin khách hàng)
Ngoài ra người dân khu vực thủ đô Seoul và tỉnh Gyeonggi được khuyến cáo là nên hạn chế tối đa việc di chuyển tới các khu vực khác nếu không quá cần thiết.
Cơ quan phòng dịch nhấn mạnh người dân cần tuân thủ nghiêm chỉnh 5 nguyên tắc phòng dịch cơ bản, gồm ở nhà khi có dấu hiệu ốm, sốt - giữ khoảng cách 2m với người khác - rửa tay thường xuyên - đeo khẩu trang và giữ không gian trong nhà thông thoáng.
Theo: thông tin Hàn Quốc,
Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Ecocity, Số 5 Nguyễn Trãi, phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An
Hotline: 0888.770.988 / 0973.673.099
Email: korealink.vn@gmail.com