0888.770.988
1
Bạn cần hỗ trợ?

Văn hóa - Du lịch Hàn Quốc

Phần 2: Bánh gạo và ẩm thực theo mùa

17:01 21/07/2020

Vào thời kì Goryeo được vua Cao Ly Quang Tông áp dụng phương thức ăn chay theo tư tưởng văn hóa Phật Giáo nhưng mà vào kỉ nguyên Joseon phong tục “ Quan Hôn Tang Lễ” ( 4 nghi lễ truyền thống như Lễ Thành Niên, Lễ cưới, Lễ Tang, Lễ Giỗ ) trở nên thông thường hóa. Bánh gạo luôn luôn có mặt trong bữa tiệc hay nghi lễ lớn và nhỏ. Và cho tới ngày nay thì bánh gạo luôn có sẵn và tiện nghi hơn rất nhiều, có thể mua sẵn ở các siêu thị hoặc cửa hàng bán rong bên đường.

Bánh gạo có mặt đầu tiên ngay trong nghi lễ “Ba tuần tuổi” khi một đứa bé sinh ra được 21 ngày tuổi. Nghi lễ này mang ý nghĩ rằng đứa trẻ sẽ được bảo vệ dưới sự che chở của Thần Núi, Bạch Tuyết để chúc phúc cho đứa bé luôn luôn khỏe mạnh và thông minh. Vào ngày lễ này bố mẹ của đứa bé và người thân trong gia đình không được mang đứa bé đi ra ngoài, đồng thời họ cùng nhau chia sẻ bánh gạo và cùng nhau thưởng thức chúng.

Hay trong sinh nhật lần thứ 60 của bố mẹ những người con sẽ làm ra nhiều loại bánh tteok như là bánh tteok trắng, bánh tteok mật ong và xếp chồng lên nhau 1 cách tuần tự, ngăn nắp. Không chỉ có bánh Tteok mà còn có sử dụng những tờ lộc mệnh và trang trí một cách đẹp mắt. Hành động đó mang ý nghĩa cảm ơn công lao sinh thành của bố mẹ.

>>> Xem thêm Phần 1: Nguồn gốc ra đời của chiếc bánh gạo

>>> Phần cuối: Sự biến hóa đầy sắc màu của chiếc bánh gạo

Không chỉ xuất hiện trong các nghi lễ, bánh gạo còn là một món ăn được lựa chọn cho các tháng trong năm. Có thể thấy, mỗi một ngày nhất định trong tháng, bánh gạo luôn là món ăn được lựa chọn đầu tiên và đều có ý nghĩa riêng biệt.

Vào ngày đầu tiên của năm mới, ngày mồng một tháng giêng âm lịch người dân Hàn Quốc thường sử dụng bánh gạo để làm món canh bánh gạo (Tteok kuk) với ý nghĩa là một sự khởi đầu mới. Màu trắng của bánh gạo nhằm mang ý nghĩa làm sạch cả cơ thể và tâm trí. Có như vậy thì vào năm mới, con người mới rũ bỏ được những điều không tốt đẹp và có sự bắt đầu hoàn hảo hơn.

Tháng 2 âm lịch, ngay đầu tiên của tháng người ta thường làm bánh gạo nobi songpyeon để giúp nâng cao chỉ số nhuệ khi trước khi bắt đầu công việc đồng áng.

Vào những ngày đầu tiên của tháng 3 âm lịch, hoa Anh Đào nở rộ, các loài hoa Đỗ Quyên Jindanlae cũng đua nở. Nếu các bạn có cơ hội đặt chân đến Hàn Quốc vào thời gian này thì khoảnh khắc hoa đỗ quyên nở cũng ngầm báo hiệu là mùa xuân đang đến. Nhưng loài hoa Đỗ Quyên này không chỉ để ngắm mà người dân Hàn Quốc còn hái chúng về nhà và chế biến trở thành bánh gạo.

Vào tháng 4 âm lịch thường niên tức là tháng lễ Phật Đản thì các tín đồ trong và ngoài đất nước Hàn Quốc cùng nhau tưởng nhớ đến ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni thân sinh bằng cách làm bánh gạo 느티잎.

Vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm người ta làm bánh gạo 수리취절편 mang hình dáng chiếc bánh xe kéo, nó chứa đựng niềm khao khát cuồn cuộn giống như chiếc bánh xe kéo.

Vào ngày rằm tháng 6 người ta thưởng thức bánh 상화병 đã được ủ với rượu makgeolli  và bánh gạo, được chế biến với nhiều chủng loại khác nhau như là Hoa Đào, hoa Mào Gà.

Vào ngày thất tịch ( mùng 7 tháng 7 âm lịch) được cho là ngày mà Ngưu Lang ở phía đông và Chúc Nữ ở phía tây sông Ngân Hà gặp nhau một lần trong năm. Người ta sẽ thưởng thức món bánh beak seolki.

Đặc biệt ở đất nước Hàn Quốc có một quan niệm rằng nếu vào dịp Trung Thu chúng ta làm bánh Sonpyeon thì sau này nhất định sẽ sinh được một cô bé đáng yêu, xinh đẹp, nết na. Cho nên bánh gạo Sonpyeon là một thứ đại diện mang tính tinh tế không thể thiếu trong các dịp trung thu thường niên.

Vào giữa tháng 9  “국화절” (bánh gạo hoa cúc) được yêu thích nhất vào thời gian này, cùng với đó tháng 9 rất thích hợp cho những cặp đôi đang yêu nhau đi ra ngoài để thưởng ngoạn lá phong.

Vào tháng 10 người dân xứ sở Kim Chi sẽ làm bánh gạo Sira rồi dâng lên cho tổ tiên với ước nguyên vụ thu hoạch mùa thu sẽ được năng suất cao.

Vào ngày đông chí là ngày có đêm dài nhất trong năm nhằm khoảng 22 tháng 12 dương lịch, ngày này người ta cho bánh gạo nấu cùng với cháo đậu đỏ rồi thưởng thức, cùng với đó rải một ít cháo đậu đỏ lên cửa hay tường để đuổi ma quỷ.

Có thể thấy rằng, bánh gạo hiện diện thường xuyên trong cuộc sống của người dân Hàn Quốc. Mỗi một thời điểm đều mang một ý nghĩa nhất định, và khó có thể thay thế được.

Trung tâm Hàn ngữ KoreaLink

Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Ecocity, Số 5 Nguyễn Trãi, phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An

Hotline: 0888.770.988 / 0973.673.099  

Email: korealink.vn@gmail.com