0888.770.988
1
Bạn cần hỗ trợ?

Văn hóa - Du lịch Hàn Quốc

Phần 1: Nguồn gốc ra đời của chiếc bánh gạo

14:08 03/07/2020

Gạo là thực phẩm dễ dàng tìm kiếm ở châu Á như Việt Nam, Hàn quốc, Nhật Bản…. Gạo không chỉ là một loại ngũ cốc luôn có sẵn trên mâm cơm hàng ngày của mỗi người mà còn được biết đến trong các ngày lễ truyền thống quan trọng ở Hàn Quốc nói riêng và ở các quốc gia khác nói chung.

Người Hàn Quốc quan niệm rằng : Hạt gạo là nguồn gốc của tất cả các loại ngũ cốc trên trái đất và là hạt ngọc do ông trời ban tặng. Nếu hỏi người Hàn Quốc về một mối quan hệ khiến người ta phải “ KHẮC CỐT GHI TÂM ” thì họ sẽ trả lời rằng đó là sự gắn kết không thể diễn tả bằng lời giữa hạt gạo và con người Hàn Quốc. Để cảm ơn công ơn to lớn mà trời đất đã ban cho hạ giới từ xa xưa người dân Hàn Quốc đã phát minh ra chiếc bánh toek mang nhiều hương vị và hình dáng, chủng loại khác nhau. Giống như bánh chưng của đất nước chúng ta những chiếc bánh gạo này trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, chính vì thế nó in sâu trong cuộc sống và ý thức, suy nghĩ của người dân Hàn Quốc.
Vậy bánh Ttoek có nguồn gốc từ đâu? được hình thành như thế nào? Có ý nghĩa ra sao trong đời sống của người dân Hàn Quốc? Hãy cùng Hàn ngữ Korea Link tìm hiểu nhé.
Bánh Gạo xuất hiện từ kỉ nguyên văn hóa bộ lạc.

>>> Xem thêm phần 2: Bánh gạo và ẩm thực theo mùa

>>> Xem thêm phần cuối: Sự biến hóa đầy sắc màu của chiếc bánh gạo

Chưa thể có mốc thời gian chính xác người dân Hàn Quốc đã bắt đầu ăn bánh Ttoek từ khi nào. Nhưng người ta suy đoán rằng nền văn hóa bánh Tteok của Hàn Quốc được hình thành bởi nền văn hóa bộ lạc với nền nông nghiệp phát triển. Sản lượng sản xuất gạo trở nên nhiều và đồng thời bánh gạo cũng từ đó mà phát triển theo. Trên thực tế, rất nhiều “siru” ( Cái bát rộng và to, có nhiều lỗ dưới đáy để hấp bánh Ttoek ) được người ta khai quật ở những ngôi mộ cổ vào thời Tam Quốc hay kỉ nguyên đồ đồng. Nếu chúng ta nhìn vào những thời kì đó thì chúng ta có thể biết rằng có tương đối nhiều câu chuyện liên quan đến bánh Tteok và đồng thời bánh Ttoek cũng ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến nhiều bộ phận trong thời kì lúc đó.

Trong Tam Quốc Sử Kí được ghi chép lại rằng vua Yuri thời kì Silla Bongi vào năm 298, triều đinh sẽ quyết định ngai vàng bằng dấu vết răng xuất hiện trên bánh Ttoek. Tức là vua Yuri và ngài Talhe đều e ngại nhau nên không ai đủ dũng khí để nhận ngôi vua. Vì vậy họ đã phái các quần thần, hạ thần trong cung đình mang bánh Ttoek đến rồi dâng cho vua Yuri một cái và dâng cho ngài Talhe 1 cái. Sau đó,mỗi người cùng nhau cắn bánh Ttoek và kiểm tra ai có con số dấu vết răng xuất hiện trên bánh Ttoek  nhiều hơn thì người đó chiến thắng. Cuối cùng, con số dấu vết răng của Yuri nhiều hơn nên ông đã được phong tước trở thành hoàng đế chính thức của thời kì đó.

Bánh Ttoek Phát triển một cách ăn ý với tư tưởng Phật Giáo

Vào thời kì kỉ nguyên Goryeo bánh gạo được chào đón với một hình ảnh, cục diện hoàn toàn mới. Văn hóa Phật Giáo được truyền đến từ triều đại Tam Quốc và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc sinh hoạt ăn uống của người dân thời đó. Không chỉ có vậy, nhờ chính sách khuyến nông và tư tưởng văn hóa Phật Giáo nên việc tăng sản lượng của lương thực và các loại ngũ cốc tăng nhanh chóng, chinh vì thế sự phát triển của bánh Ttoek lại được thúc đẩy thêm một lần nữa.

Vua Cao ly Quang Tông cảm thấy tội lỗi về việc đổ nhiều máu để củng cố vương quyền khi ông ấy già đi nên đã ban phát vô điều kiện cho tất cả các ngôi chùa ở trên toàn đất nước. Vào thời điểm này nhiều người xuất gia đã đến chùa để nhận vật phẩm và vua Cao Ly Quang Tông cho phép những người đến thăm chùa được ăn bánh gạo một cách thoải mái. Ngoài ra, ông còn cấm đoán người trong triều đình cho đến dân chúng, dân gian ngoài thành hạn chế ăn thịt hết mức có thể theo tư tưởng văn hóa Phật Giáo.

Trong thời kì Joseon, bánh gạo được ghi chép đa dạng vào tài liệu văn hóa

Bánh gạo được chào đón với thời kì vàng son nhất ở kỉ nguyên Joseon. Đặc biệt, kĩ thuật nông nghiệp được phát triển cùng với phương thức nấu ăn trở nên đa dạng, đồng thời văn hóa ẩm thực cũng được cải thiện rất đáng kể. Bánh gạo khi đó có rất nhiều màu sắc và chủng loại hơn và xuất hiện ở khắp dân gian. Bánh gạo không chỉ được cách tân bằng nhiều nguyên liệu khác nhau mà còn được biến hóa hơn nữa từ hình dáng cho đến chất lượng.

Trong sách tài liệu văn hóa ẩm thực của triều đại Joseon đã đươc ghi chép lại rằng: đã có rất nhiều loại bánh gạo độc đáo đã được ra mắt và mỗi loại bánh gạo sẽ có hương vị, hình dáng, màu sắc đặc trưng khác nhau tùy thuộc theo mỗi khu vực khác nhau. Thêm vào đó, trong tư liệu lịch sử vua Sejong đã được ghi chép lại rằng: vào năm 1443 một bà cụ sống ở tỉnh Asan đã tự tay chế biến bánh gạo bằng thịt ngựa thiên lý rồi dâng lên cho nhà vua. Vua Sejong cảm kich trước hành động của bà cụ nên đáp lễ bằng cách  mời bà cụ vào cung rồi chiêu đãi bà những món sơn hào hải vị đồng thời tặng cho bà vải bông và rượu hảo hạng. Và người ta nói rằng một nhà sư tên là Sin-Mi rất vui mừng và cảm động vì vua Sejong đã chia sẻ cho những quân sĩ hộ tống 150 hũ gạo chứa đầy bánh gạo.

Ngày nay, chiếc bánh gạo không chỉ phổ biến ở trong lãnh thổ Hàn Quốc mà còn được biết đến rộng rãi ở khắp châu Á, như Việt Nam, Nhật Bản…. Hơn ai hết, Hàn Quốc đã thực sự rất thành công trong việc phủ sóng được nhưng tinh hoa văn hóa của dân tộc mình. Nếu một lần được đặt chân đến Hàn Quốc bạn hãy thử nếm món bánh gạo đậm bản sắc này nhé.

Trung tâm Hàn ngữ KoreaLink

Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Ecocity, Số 5 Nguyễn Trãi, phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An

Hotline: 0888.770.988 / 0973.673.099  

Email: korealink.vn@gmail.com