0888.770.988
1
Bạn cần hỗ trợ?

Văn hóa - Du lịch Hàn Quốc

Từ nghèo đói, Hàn Quốc trở thành nền kinh tế thứ 3 thế giới như thế nào

15:13 17/12/2020

67 năm sau khi chiến tranh kết thúc trên bán đảo Triều Tiên (1953-2020), CHDCND Triều Tiên ở miền Bắc và Đại Hàn Dân quốc ở miền Nam, đã thực hiện 2 hai hướng đi khác nhau. Trong khi CHDCND Triều Tiên xây dựng lực lượng quân sự, thì Hàn Quốc đã đưa đất nước trở thành một cường quốc kinh tế của châu Á và thế giới.

Vậy điều gì đã mang đến một cú chuyển mình mạnh mẽ như vậy, để Đại hàn Dân quốc có được những thành tựu như ngày hôm nay. Hãy cùng tìm hiểu để biết thật rõ một Hàn Quốc của ngày hôm nay như thế nào nhé.

Thời kì đói nghèo

Sau chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người vỏn vẹn 64 USD/năm.Họ vẫn là một nước nông nghiệp, thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đói kém do điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt. Vì vậy chính phủ Hàn Quốc đã cho sản xuất mì gói để giúp người dân thoát đói. Những năm 1960 ở Hàn Quốc với nạn lạm phát gia tăng, giá gạo đội lên 60% còn dầu tăng 23% chỉ trong vòng bốn tháng, từ tháng 12 năm 1960 đến tháng 4 năm 1961, số người thất nghiệp lên đến khoảng hai triệu rưỡi và tỷ lệ tội phạm tăng gấp đôi.

Sự chuyển mình kì diệu dưới tư tưởng của nhà lãnh đạo tài ba

Năm 1961, tướng Park Chung Hee trở thành tổng thống Hàn Quốc. Dưới thời của ông, toàn bộ đất nước từ đống tro tàn của Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu quá trình tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục nhờ các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển ngành công nghiệp nặng và hiện đại hóa nhanh chóng.Trước tình hình này, tổng thống lúc bấy giờ của Hàn Quốc, ông Park Chung Hee đã đưa ra một loạt các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

Tổng thống Park Chung Hee đã từng nói với hàng nghìn sinh viên tại Đại học Seoul rằng: “Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng vào mà làm việc nếu muốn được sống còn. Làm cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được nển kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin đồng bào, hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mị dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ đem bắt bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết vì lý tưởng đã đề ra”.

Cụ thể, ông đã thực hiện chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng, từ chính quyền đến dân chúng. Ông yêu cầu mỗi người làm việc nhiều, nhưng sống giản dị, hàng tuần phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc ngoại quốc, không uống cà phê. Đến cuối những năm1970, người dân Hàn Quốc tiếp tục dùng TV đen trắng dù đã sản xuất hàng loạt máy truyền hình màu để xuất cảng.

Năm 1963, Park Chung Hee tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn (hay còn được gọi là chaebol) và các chính sách xuất khẩu. Đây là đòn bẩy giúp nền kinh tế cũng như nên công nghiệp Hàn Quốc trở nên thịnh vượng hơn bao giờ hết.

Khác với nhà cầm quyền tiền nhiệm, Park Chung Hee đã tái lập quan hệ bình thường với Nhật Bản, đất nước đã gây nhiều đau thương cho nhân dân Hàn Quốc. Việc làm này tuy đi ngược lại với mong muốn của đại đa số người dân nhưng đã đem lại nhiều lợi ích khi đã giải quyết được vấn đề trước mắt là xung đột giữa hai quốc gia và mở đường cho việc phát triển mậu dịch. Nhật Bản sau đó đã trở thành khách hàng lớn thứ nhì của Hàn Quốc, chỉ sau Hoa Kì.

Như vậy, sau gần 20 năm lãnh đạo đất nước, Park Chung Hee đã đưa Hàn Quốc thoát khỏi đói nghèo. Đây có thể coi là bước đầu tiên tiến tới sự phát triển của quốc gia này.

Cùng với đó là nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học - công nghệ lớn ra đời, chất lượng giáo dục được cải thiện toàn diện, mức sống 52 triệu dân được nâng cao, những tòa nhà chọc trời, đường cao tốc nối liền các thành phố lớn mọc lên hàng loạt.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Hàn Quốc trong vòng 40 năm kể từ năm 1961 đến năm 2000 là 7,83%. Chỉ số này từng chạm ngưỡng kỷ lục 14,83% vào năm 1973, 14,54% năm 1969 và 13,12% năm 1976.
WB cho biết GDP Hàn Quốc năm 1960 chỉ vỏn vẹn 3,957 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 1985, GDP quốc gia này lần đầu vượt ngưỡng 100 tỷ USD và tiếp tục đà tăng mạnh mẽ. 21 năm sau, GDP Hàn Quốc vượt mốc 1.000 tỷ USD và đạt 1.619 tỷ USD vào năm 2018.

Từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, nền kinh tế Hàn Quốc hiện đứng thứ 21 trên tổng số 205 nước trên thế giới với tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 30.000 USD, đứng thứ 30 toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hàn Quốc từ năm 1960 đến năm 2018. Ảnh: Ngân hàng Thế giới.

Với chiến lược đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu, bao gồm tận dụng tối đa nguồn lao động giá rẻ, duy trì lãi suất cao và các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc tăng từ 32 triệu USD vào năm 1960 lên 10 tỷ USD năm 1977. Năm 2016, tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của nước này chạm ngưỡng 494 tỷ USD.

“Hàn Quốc vươn lên từ nước chủ yếu nhận viện trợ từ nước ngoài thành nước phát triển chỉ trong vài chục năm. Chìa khóa thành công của quốc gia này là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhưng vẫn thận trọng với các nhà đầu tư quốc tế”, ông Emanuel Pastreich - Chủ tịch Viện châu Á tại Washington (Mỹ), ứng cử viên độc lập trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Tự cung khoa học

Theo ông Emanuel, Hàn Quốc chỉ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đảm bảo rằng khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu tự cung khoa học của quốc gia này. Vào đầu những năm 1960, các chính sách mở cửa nền kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp Hàn Quốc bật lên từ tro tàn chiến tranh, nhất là với nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, tỷ lệ tiết kiệm thấp và thị trường nội địa nhỏ bé.

Dòng FDI được hỗ trợ tích cực nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt tiền tiết kiệm trong nước. Song song với đó, những tập đoàn gia đình trong nước như Hyundai, Samsung và LG nhận được các ưu đãi lớn từ chính phủ Hàn Quốc như giảm thuế, cho vay giá rẻ và cho phép đẩy mạnh khai thác.

Thông qua mô hình công nghiệp hóa xuất khẩu này, chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các tập đoàn phát triển công nghệ mới và nâng cao hiệu quả sản xuất để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Các tập đoàn gia đình trong nước như Hyundai, Samsung và LG được chính phủ hỗ trợ tích cực để cạnh tranh toàn cầu

Ngành công nghiệp thép và đóng tàu đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc trong giai đoạn này. Năm 1973, chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoạch phát triển ngành công nghệ hóa chất và ngành công nghiệp nặng bao gồm công nghệ đóng tàu, kỹ nghệ ôtô, máy phát điện, máy móc hạng nặng và máy móc diesel.

Cũng trong năm này, tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc chạm ngưỡng kỷ lục 14,83% và duy trì ở ngưỡng cao vào những năm tiếp theo.

Trên Tạp chí Nghiên cứu Hệ thống thế giới, chuyên gia Kyoung-ho Shin và Paul S. Ciccantell nhận định các ngành công nghiệp nặng như sản xuất ôtô và tàu thủy đã thống trị nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm 1980.

Ứng dụng công nghệ

Kể từ năm 1990, các nhà sản xuất Hàn Quốc bắt đầu lên kế hoạch đổi mới sản xuất công nghệ cao. Tháng 6/1989, một hội đồng bao gồm các quan chức chính phủ, chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp cùng nhau lập kế hoạch sản xuất đối với các sản phẩm trong mảng vật liệu mới, kỹ thuật điện tử, điện tử, hóa học, hàng không vũ trụ và cơ điện tử, bao gồm robot công nghiệp.

Cùng với các mặt hàng thuộc lĩnh vực dệt may, tàu thủy, ôtô và thép, sản phẩm điện tử trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Hàn Quốc vào giai đoạn này.

Hàn Quốc cũng là một trong số ít quốc gia phát triển tránh được suy thoái kinh tế trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Cuộc khủng hoảng khiến tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia này lao dốc xuống 0,2% vào năm 2009. Nhưng chỉ vỏn vẹn một năm sau, GDP Hàn Quốc đã bật tăng 6,2% với sản lượng kinh tế chính là hàng công nghệ xuất khẩu.

Theo giáo sư Layne Hartsell tại Viện châu Á, các yếu tố như đầu tư quốc tế, phát triển công nghệ, lực lượng lao động trong nước và hệ thống chính sách xã hội là chìa khóa giúp một nền kinh tế bật lên vị thế hàng đầu.

Bình luận về công cuộc công nghệ hóa của Hàn Quốc và Trung Quốc, giáo sư Layne cho biết họ đã “đưa các chuyên gia và người lao động trẻ tuổi sang nước ngoài để học hỏi kiến thức về công nghệ và kỹ thuật, đồng thời mang nhiều phương pháp sản xuất về nước và gia tăng khả năng đổi mới”.

Trả lời về triển vọng của Việt Nam, ông chia sẻ: "Chẳng hạn, Việt Nam đã gửi các sinh viên đến Hàn Quốc để nghiên cứu về chất bán dẫn. Những sinh viên này sau đó trở lại giảng dạy hoặc nghiên cứu nhằm gia tăng kiến thức và kỹ năng sản xuất tại Việt Nam".
"Tôi từng có cơ hội dạy và làm việc với một vài người trong số họ ở Viện Tiên tiến Sungkyunkwan tại Hàn Quốc. Những bước phát triển như vậy sẽ dẫn đến các phát minh và đổi mới. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ đẩy mạnh nội địa hóa, từ đó xây dựng mạng lưới sản xuất rộng lớn với nguồn mở và ứng dụng kỹ thuật số", giáo sư Layne nói thêm.

Lĩnh vực văn hóa  - xã hội

Hàn Quốc là một trong top 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới. Các bộ phim truyền hình và nền âm nhạc Hàn Quốc đã gặt hái được nhiều thành công khi được đón nhận nồng nhiệt tại nhiều quốc gia. Các ca sĩ, diễn viên, nhóm nhạc Hàn Quốc không chỉ là thần tượng của giới trẻ Việt Nam mà còn được yêu mến bởi giới trẻ toàn cầu. Ngoài ra, ẩm thực là một nét đẹp không thể không nhắc đến của Hàn Quốc. Những món ăn nổi tiếng như kimchi, kimbab, tteokbokki,...đã trở thành món ăn yêu thích của biết bao nhiều người dân trên toàn thế giới. Như vậy đủ thấy, văn hóa Hàn Quốc đã có bước phát triển xuyên biên giới.

Lĩnh vực thể thao

Hàn Quốc đã có vị trí đáng nể trên bảng xếp hạng châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Đội tuyển Hàn Quốc đã mang về nhiều thành tích to lớn cho đất nước. Hàn Quốc cũng đã đang cai tổ chức nhiều sự kiện thể thao lớn như Giải vô địch bóng đã thế giới 2002, Đại hộ thể thao Mùa đông Châu Á 1999,…

Về lĩnh vực quân sự

Theo Global Fire Power, Quân đội Hàn Quốc có quân số thường trực khoảng 625.000 người. Trong đó lục quân có quân số 560.000 người, hải quân 70.000 người, không quân 65.000 người. Lực lượng dự bị khoảng hơn 3 triệu người. Trong bảng xếp hạng các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới, Hàn Quốc cũng lọt top 10 với vị trí thứ 7 toàn cầu và xếp vị trí thứ 3 châu Á.

Hàn Quốc xếp hạng trong những nước dẫn đầu về hệ thống giáo dục với chất lượng đào tạo tốt nhất ở tầm quy mô thế giới. Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2010 Hàn Quốc có 3,2 triệu sinh viên đại học và 316 ngàn sinh viên sau đại học. Các đại học Hàn Quốc đã bắt đầu có được uy tín trên trường quốc tế. Đại học Quốc gia Seoul được xem là một trong những đại học hàng đầu của Á châu (đứng hạng 13) và trên thế giới (hạng 124, theo bảng xếp hạng của THES). Nhiều đại học khác như Hankuk, Chungnam, Chonbuk, Chonnam, Pusan, Sogang, Inha, v.v. cũng đã trở thành những trường đại học danh giá trên thế giới, thu hút nhiều sinh viên ngoại quốc đến theo học.

Truyền thông Hàn Quốc là một trong những ngành phát triển nhất và đóng vai trò rất lớn cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Hiện nay Hàn Quốc có 399 tờ báo in, 301 kênh truyền thông, 68 kênh truyền hình, 233 kênh phát thanh, 34 bản tin thời sự truyền hình, 13 kênh phát thanh, 6 kênh truyền hình tổng hợp, trong đó có 2 kênh thời sự phát 24 giờ, 2.604 tờ báo mạng điện tử đang hoạt động. Hẳn không ai trong chúng ta còn xa lạ với những đài truyền hình lớn của Hàn Quốc như KBS, MBC, SBS, EBS,…

Trung tâm Hàn ngữ KoreaLink

Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Ecocity, Số 5 Nguyễn Trãi, phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An

Hotline: 0888.770.988 / 0973.673.099  

Email: korealink.vn@gmail.com